Giới thiệu chung

Khoa Công trình - Trường Đại học Công nghệ GTVT luôn đổi mới sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, cung cấp cho học viên các chương trình đào tạo hiện đại định hướng ứng dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ xây dựng 4.0, hội nhập quốc tế.

1. Tổng quan về Khoa Công trình

Cùng với lịch sử truyền thống 77 năm xây dựng trưởng thành và phát triển của Trường Đại học công nghệ GTVT, Khoa công trình là khoa chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ đào tạo từ những ngày đầu thành lập Trường (15/11/1945). Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Khoa công trình đã đào tạo hàng vạn cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực GTVT và phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

Khoa công trình hiện có 92 cán bộ, giảng viên, trong đó: 17 giảng viên chính, nghiên cứu viên chính; 06 giáo sư, phó giáo sư; 39 tiến sĩ; 20 nghiên cứu sinh, 51 thạc sỹ và các kỹ sư. Đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; có tâm huyết trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; có bề dày kinh nghiệm thực tiễn và khát khao cống hiến.

Lãnh đạo Khoa Công trình:

Khoa công trình có 8 đơn vị trực thuộc, gồm:

  • Văn phòng khoa
  • Bộ môn Đường bộ
  • Bộ môn Cầu-Hầm
  • Bộ môn XDDD và CN
  • Bộ môn Kết cấu - Vật liệu
  • Bộ môn Địa kỹ thuật và Metro
  • Bộ môn Quy hoạch và Giao thông đô thị
  • Xưởng Công trình

 

Cơ cấu tổ chức Khoa Công trình - Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

2. Công tác đào tạo

Khoa Công trình tổ chức thực hiện đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học cụ thể:

TRÌNH ĐỘ

NGÀNH ĐÀO TẠO

 CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

Tiến sĩ


 

Kỹ thuật xây dựng CT giao thông

Kỹ thuật xây dựng CT giao thông

Kỹ thuật xây dựng CT đặc biệt

Kỹ thuật xây dựng CT đặc biệt

Quản lý xây dựng

Quản lý xây dựng

Thạc sĩ

Kỹ thuật xây dựng CT giao thông

CNKT xây dựng đường ô tô

CNKT xây dựng cầu - hầm

Ngành Kỹ thuật xây dựng

CNKT xây dựng dân dụng và công nghiệp

Kỹ thuật xây dựng CT thủy

CNKT xây dựng CT thủy

Quản lý xây dựng

Quản lý xây dựng

Đại học


 


 

Công nghệ kỹ thuật giao thông

CNKT xây dựng Cầu-Đường bộ

   Hạ tầng giao thông độ thị thông minh

Công nghệ kỹ thuật CT xây dựng

CNKT Xây dựng dân dụng và Công nghiệp

Công nghệ kỹ thuật môi trường

Công nghệ và Quản lý môi trường

   Logistics và quản lý chuỗi cung ứng    

Logistics và Hạ tầng giao thông

Công nghệ thông tin

Trí tuệ nhân tạo và Giao thông thông minh

Quản lý xây dựng

Quản lý xây dựng

Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp nên tỷ lệ các học phần thực hành, thực tập chiếm khoảng 40% tổng khối lượng chương trình. Sinh viên được học tập, nghiên cứu và thực hành trên hệ thống các thiết bị thí nghiệm hiện đại, đồng bộ đồng thời được thực tập, làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp, các công trình, dự án trọng điểm của ngành GTVT và đất nước.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và có việc làm hàng năm khoảng 90%. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ tới giáo dục đại học tại Việt Nam. Khoa công trình đã xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng cao; bên cạnh việc trang bị cho người học có kiến thức nền tảng, kiến thức của ngành và chuyên ngành, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng mềm còn trang bị cho người học tầm nhìn, kỹ năng thu thập, xử lý và kiểm soát thông tin; đặc biệt người học có khát vọng đổi mới, tư duy sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp…

3. Công tác Nghiên cứu Khoa học & Hợp tác Quốc tế

Số lượng công trình khoa học gồm đề tài nghiên cứu khoa học và các bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước, quốc tế ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học trong 5 năm vừa qua tính đến tháng 12/2021

TT

Phân loại đề tài

Số lượng

1

Đề tài cấp nhà nước và đề tài Nafosted

4 đề tài

2

Đề tài, Tiêu chuẩn cấp Bộ

32 đề tài

3

Đề tài cấp Trường

114 đề tài

Số lượng tạp chí trong nước và quốc tế tính đến tháng 12/2021

TT

Phân loại đề tài

Số lượng

1

Tạp chí khoa học quốc tế

225 bài

2

Tạp chí khoa học trong nước

245 bài

Các nhóm nghiên cứu mạnh

- Nhóm nghiên cứu vật liệu và mặt đường;

- Nhóm nghiên cứu tính toán kết cấu hiệu năng cao;

- Nhóm nghiên cứu địa kỹ thuật và trí tuệ nhân tạo;

- Nhóm nghiên cứu mạnh Ứng dụng Công nghệ 4.0 trong Giao thông vận tải

- Nhóm nghiên cứu mạnh Cơ học vật liệu và kết cấu tiên tiến

Hợp tác trong nước, ngoài nước

- Các đối tác nước ngoài: Đại học Nihon – Nhật Bản, Đại học Gunma- Nhật Bản, Công ty Fukken & Minami, Taiyu Kensetsu Co., Ltd, Công ty AGC - Ashahi Glass, Công ty Nippo, Công ty Kỹ thuật đường cao tốc miền trung Nhật Bản - Central Nippon Highway Engineering Tokyo (HET), Tokyu Construction Co., Ltd. (Nhat Tan P3 North Approach Project Office), Nikken International Asia Co., Ltd, 3M, VSL, NEXCO, ZYDEX,…

- Các đối tác trong nước: Viện khoa học và công nghệ GTVT (ITST), Công ty CP FECON, Công ty Tư vấn thiết kế GTVT – TEDI, Tổng Công ty xây dựng CTGT 1- Công ty CP (CIENCO 1), Tập đoàn Phương Thành, Công ty LICOGI 16, Công ty Tấn Phát, Công ty BMT, Công ty TRANSMECO,…

4. Cơ sở vật chất

Giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên và các giảng viên khoa công trình được học tập, nghiên cứu, làm việc trên các thiết bị thí nghiệm hiện đại, đồng bộ, công nghệ tiên tiến, gồm:

- Hệ thống phòng thí nghiệm thực hành hiện đại, đồng bộ: 12 phòng;

- Hơn 200 trang thiết bị và phần mềm hiện đại do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản- JICA tài trợ; nhiều thiết bị lần đầu có mặt tại Việt Nam như: hệ thống khảo sát tình trạng mặt đường Hawkeye; thiết bị đầm lăn; thiết bị đo vệt hằn bánh xe; thiết bị đo độ võng mặt đường FWD,…

 

 

Tệp đính kèm