Bộ môn Cầu - Hầm

1. Giới thiệu chung

Bộ môn Cầu – Hầm thuộc Khoa Công trình, được thành lập theo quyết định số 1944/QĐ-ĐHCNGTVT của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải ngày 4/10/2011. Tiền thân là tổ môn Cầu, trường Cao đẳng Giao thông vận tải được thành lập từ trường Cao đẳng Công chính năm 1945.

Bộ môn Cầu – Hầm phụ trách giảng dạy các môn học chuyên ngành góp phần thực hiện sứ mệnh của Trường Đại học Công nghệ GTVT trong công tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng ứng dụng nghề nghiệp, phục vụ cho sự phát triển của ngành GTVT và Đất nước.

Giảng viên của bộ môn đều được đào tạo bài bản tại các trường Đại học uy tín trong và ngoài nước. Bên cạnh công tác giảng dạy, các thầy cô luôn tích cực tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, xuất bản nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước, tham gia nhiều dự án hợp tác sản xuất trong lĩnh vực thiết kế, thi công và khai thác công trình cầu hầm. 

Danh sách giảng viên
(Kích vào tên giảng viên để xem thông tin chi tiết)

TS. Phùng Bá Thắng

Trưởng bộ môn

GS. Đỗ Như Tráng

Giảng viên

PGS. Đặng Gia Nải

Giảng viên

TS. Nguyễn Anh Tuấn

Giảng viên

TS. Nguyễn Thị Phương

Giảng viên

TS. Lại Vân Anh

Giảng viên

TS. Nguyễn Quang Huy

Giảng viên

NCS. ThS. Nguyễn Thanh Hưng

Giảng viên

ThS. Nguyễn Tiến Hưng

Giảng viên

ThS. Trần Anh Tuấn

Giảng viên

ThS. Đào Quang Huy

Giảng viên

ThS. Nguyễn Hữu Giang

Giảng viên

ThS. Phạm Ngọc Trường

Giảng viên

ThS. Kim Văn Lý

Giảng viên

ThS. Nguyễn Trung Kiên

Giảng viên

ThS. Phạm Hồng Quân

Giảng viên

2. Công tác Đào tạo

Bộ môn phụ trách các học phần chuyên ngành trong chương trình đào tạo các hệ: Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Bên cạnh đó bộ môn cũng tham gia giảng dạy các học phần ở các hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học liên thông, Đại học vừa học vừa làm, đào tạo Văn bằng 2 và các đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội.

Trong các chương trình đào tạo Đại học: Công nghệ kỹ thuật xây dựng Cầu-Hầm, Công nghệ kỹ thuật xây dựng Cầu đường bộ, Công nghệ kỹ thuật xây dựng Cầu đường sắt, bộ môn giảng dạy các học phần chuyên ngành như:

  • Tổng luận và mố trụ cầu
  • Thiết kế cầu bê tông cốt thép
  • Thiết kế cầu thép
  • Đồ án thiết kế cầu
  • Mỹ học công trình cầu
  • Thiết kế cầu nhịp lớn
  • Xây dựng cầu 1
  • Xây dựng cầu 2
  • Xây dựng cầu nhịp lớn
  • Đồ án xây dựng cầu
  • Quản lý khai thác cầu
  • Lý thuyết tính toán và thi công hầm
  • Thực tập nghề nghiệp
  • Thực tập tốt nghiệp
  • Đồ án tốt nghiệp

Trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghệ kỹ thuật xây dựng Cầu-Hầm, bộ môn giảng dạy các học phần như:

  • Phân tích kết cấu công trình cầu
  • Cầu treo và cầu dây văng
  • Công nghệ tiên tiến trong xây dựng cầu
  • Phân tích kết cấu công trình ngầm
  • Công nghệ tiên tiến trong xây dựng hầm
  • Công nghệ tiên tiến trong quản lý khai thác cầu
  • Luận văn thạc sĩ

Trong hai chương trình đào tạo tiến sĩ: Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt (Mã số: 9580206) và Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Mã số 62580205), bộ môn giảng dạy, phụ trách các chuyên đề tiến sĩ, các học phần trình độ tiến sĩ trong chương trình đào tạo và hướng dẫn Luận án tiến sĩ.

Bộ môn luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác đổi mới chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và thực hành. Nội dung trọng tâm và đề cương các môn học được cập nhật, đổi mới hàng năm dựa trên nhu cầu thực tế. 

Bộ môn cũng thực hiện hợp tác trong đào tạo, kết hợp với các trường đại học ở nước ngoài trong đào tạo trình độ Đại học, Thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ như các trường đại học Hiroshima (Nhật Bản), INSA Rennes (Pháp), kết hợp đào tạo với các doanh nghiệp như Công ty Nexco (Nhật Bản), Tổng công ty công trình ngầm FECON, Tổng công ty tư vấn thiết kết Giao thông vận tải TEDI…

3. Nghiên cứu khoa học

Các lĩnh vực nghiên cứu chính của bộ môn:

  • Nghiên cứu các phương pháp và công cụ hiện đại trong tính toán thiết kế công trình Cầu-Hầm.
  • Nghiên cứu áp dụng và nâng cao hiệu quả các công nghệ thi công hiện đại các công trình Cầu Hầm.
  • Nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, đánh giá sự làm việc và tình trạng, chất lượng kỹ thuật của kết cấu công trình Cầu, Hầm đang khai thác
  • Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong sửa chữa và tăng cường công trình Cầu Hầm
  • Nghiên cứu về vật liệu, kết cấu mới, hiện đại trong xây dựng công trình Cầu Hầm: bê tông cường độ cao, vật liệu composite.

Bộ môn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, giao lưu, trao đổi học thuật cùng các đơn vị, các nhà khoa học đang công tác tại một số viện, trường đại học uy tín trong và ngoài nước.

4. Hợp tác nghiên cứu & sản xuất

Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và thu nhập cá nhân, bộ môn còn chú trọng tới các hoạt động hợp tác quốc tế, kết hợp sản xuất với các doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ:

  • Tham gia các dự án phát triển trường: JICA, AFD
  • Thực hiện các dự án thiết kế, thẩm định, kiểm định các công trình Cầu Hầm
  • Nghiên cứu xử lý các vấn đề nâng cao trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng mà thực tế sản xuất gặp phải. Đối tác: VSL Việt Nam, Công ty bê tông Châu Thới 620, FECON. TEDI,

5. Công tác sinh viên

Bộ môn phụ trách hướng dẫn đào tạo sinh viên trong quá trình giảng dạy và thực tập – thực hành:

6. Tài liệu học tập

Tài liệu liên quan tới các môn học do bộ môn phụ trách được tải theo đường link dưới đây:

  • Tổng luận và mố trụ cầu
  • Thiết kế cầu bê tông cốt thép
  • Thiết kế cầu thép
  • Công trình Hầm
  • Xây dựng cầu 1
  • Xây dựng cầu 2
  • Công nghệ thi công hiện đại
  • Phân tích kết cấu công trình cầu
  • Quản lý khai thác cầu
  • Các quy trình, quy phạm hiện hành

7. Liên hệ

Bộ môn Cầu – Hầm

Đia chỉ: Phòng 306 Nhà A4, Khoa Công trình, Đại học Công nghệ GTVT

Liên lạc: Thầy Phùng Bá Thắng / Email: thangpb@utt.edu.vn

 

Tệp đính kèm