Bộ môn Quy hoạch và Giao thông đô thị

1. Giới thiệu chung

Bộ môn Đo đạc - khảo sát công trình một trong những bộ môn cơ sở ngành thuộc Khoa Công trình, đại học Công nghệ GTVT. Bám sát định hướng “Đào tạo nguồn nhân lực theo hướng ứng dụng nghề nghiệp, phục vụ cho sự phát triển của Ngành GTVT và Đất nước”, Bộ môn Đo đạc – Khảo sát công trình luôn đề cao phương châm “Học đi đôi với hành – Học tập và nghiên cứu là để phục vụ sản xuất”

Lĩnh vực chuyên môn: Lĩnh vực Đo đạc; Khảo sát địa hình; Thủy lực công trình; Thủy văn công trình; Ứng dụng hệ thống thông tin đi lý GIS trong Giao thông, môi trường.

Các hoạt động chuyên môn của bộ môn bao gồm:

  • Giảng dạy Đại học và sau đại học;
  • Nghiên cứu khoa học:
  • Hợp tác nghiên cứu và sản xuất.

Giảng viên, cán bộ kỹ thuật:  Cán bộ của bộ môn đều được đào tạo bài bản tại các trường Đại học uy tín trong và ngoài nước. Bên cạnh công tác giảng dạy, các thầy cô luôn tích cực tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; tham gia hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và trực tiếp sản xuất tại các Doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước.

Danh sách giảng viên
(Kích vào tên giảng viên để xem thông tin chi tiết)

STT

Họ và tên

Ghi chú

1

TS. Nguyễn Thị Loan

Trưởng Bộ môn

2

Ths. Hoàng Văn Chung

 

3

Ths. Nguyên Tuấn Ngọc

 

4

Ths.NCS Ngô Hoài Thanh

 

5

Ths. Lưu Ngọc Quang

 

6

Ths. Nguyễn Trọng Tuấn

 

7

Ths. Kiều Văn Cẩn

 

8

Ths.Vũ Ngọc Quang

 

9

Ths. Nguyễn Văn Thịnh

 

10

Ths. Nguyễn Thanh Hòa

 

11

Ths.Nguyễn Trọng Giáp

 

12

Ths. Phan Văn Thoại

 

13

Ths. Nguyễn Phương Nhung

 

14

TS. Nguyễn Văn Quang

 

2. Công tác Đào tạo

Hoạt động đào tạo/ chuyển giao công nghệ

 - Giảng dạy các học phần theo chương trình đào tạo của Nhà trường bao gồm: Trắc địa; Thực hành trắc địa; Thực tập khảo sát thiết kế cầu đường; Thực tập khảo sát thiết kế cầu; Thực tập khảo sát thiết kế đường; Thực tập khảo sát thiết kế cầu cảng; Công nghệ đo đạc hiện đại trong công trình giao thông (trình độ Thạc sỹ); Thủy lực công trình, Thủy văn công trình
     - Giảng dạy ngắn hạn bao gồm: Lớp ngắn hạn về sử dụng các thiết bị đo đạc cơ bản và nâng cao trong khảo sát địa hình và xây dựng công trình; lớp ngắn hạn sử dụng phần mềm biên tập địa hình; lớp ngắn hạn dụng phần mềm xử lý số liệu thu tín hiệu vệ tinh GNSS thành lập lưới khống chế.
     - Chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ đo đạc hiện đại theo đặt hàng của các đơn vị sản xuất: Chuyển giao công nghệ đo GPS –RTK phục vụ thành lập đường chuyền 2 và bố trí tim tuyến đường cho công ty cổ phần TAFCO Hà Nội; Chuyển giao công nghệ GNSS và  bay chụp với công ty CP phát triển công nghệ trắc địa Việt Nam ….

Bài giảng - Giáo trình – tài liệu đã xuất bản:

- Giáo trình trắc địa;

- Giáo trình hướng dẫn thực hành trắc địa;

- Video hướng dẫn thực hành sử dụng các thiết bị:Thủy bình, Kinh vĩ, Toàn đạc điện tử và máy thu GNSS;

- Tài liệu biên dịch hướng dẫn sử dụng một số thiết bị;

- Giáo trình an toàn lao động trong xây dựng.

3. Nghiên cứu khoa học

Song song với công tác đào tạo, công tác NCKH luôn được cán bộ bộ môn Đo đạc và khảo sát công trình tích cực thực đẩy mạnh qua các đề tài NCKH từ cấp trường, Bộ, cấp Nhà nước và nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ neo trong đất để gia cố đê biển sử dụng làm nền đường ô tô ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, BĐKH-36 (cấp Nhà nước); Nghiên cứu ứng dụng công nghệ "Do-nou" trong xây dựng đường Giao thông nông thôn ở Việt Nam, DT 134045 (cấp Bộ); Kết hợp viện Hàn lâm khoa học và công  nghệ Việt Nam thu thập số liệu vệ tinh tổng hợp GPS và Glonass phục vụ đề tại NCKH cấp viện… 

Ngoài ra, Bộ môn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, giao lưu, trao đổi học thuật cùng các nhà khoa học đang công tác tại một số viện, trường, đại học uy tín trong và ngoài nước

4. Hợp tác nghiên cứu & sản xuất

Với phương châm giảng dạy là phục vụ thực tế sản xuất, lấy sản xuất để vận dụng, triển khai công nghệ tiên tiến, với đội ngũ Giảng viên, kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm thực tế và lượng thiết bị hiện đại, độ chính xác đảm bảo tốt yêu cầu của sản xuất, Bộ môn đã tham tham gia đo đạc khảo sát, kiểm định công trình nhiều công trình:  

  • Đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 38 đoạn qua địa phận Bắc Ninh;
  • Khảo sát, nghiên cứu và báo cáo cho đề xuất các tuyến nối Bắc Nam vào Khu A, Công viên Yên Sở, Khu Gamuda, Phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam;
  • Sửa chữa mặt đường bằng công nghệ MicroSufacing đoạn Km294 – Km311+843 Quốc lộ 2, tỉnh Hà Giang;
  • Dự án kiểm định sự cố công trình tại dự án Đường nối khu du lịch Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam);
  • Dự án kiểm tra hệ thống mốc tọa độ và cao độ dự án Đường trục phía Nam tính Hà Tây;
  • Dự án khảo sát địa hình, thủy văn xây dựng cầu Chùa Dậu huyện Đan Phượng, Thi Lễ và Châu Mai tại huyện Thanh Oai …

5. Tài liệu học tập

Tài liệu liên quan tới các môn học do bộ môn phụ trách được tải theo đường link dưới đây:

  • Lý thuyết Trắc địa
  • Thực hành trắc địa
  • Khảo sát thiết kế
  • Thủy lực công trình
  • Thủy văn công trình

6. Trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.

Phòng Thiết bị: Phòng được trang bị những thiết bị hiện đại và thông dụng nhất đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực đo đạc, khảo sát, quan trắc biến dạng công trình tại Việt Nam:

  • Máy thu GNSS: 10 antena (2 tần)
  • Toàn đạc điện tử: 30 bộ (Độ chính xác 3’’ đến 5”)
  • Kinh vĩ điện tử: 30 bộ (Độ chính xác 5”)
  • Thủy bình điện tử: 5 bộ
  • Thủy bình quang: 30 bộ
  • Máy đo sâu hồi âm: 1 bộ…

Phần mềm: Các phần mềm bản quyền liên quan đến xử lý số liệu đo, biên tập địa hình: GNSS solution; Civil 3D; Topo; Nova; ADS civil…

7. Liên hệ

- Văn phòng bộ môn: Phòng 302 A4 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải - Số 54 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà Nội

- Phòng máy tại cơ sở đào tạo Hà Nội : Phòng 304 A5

- Phòng máy tại cơ sở Vĩnh Yên: Phòng 202 B2

- Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100010547294223

Attachments